Cho thuê phòng hội trường, phòng hội thảo, phòng đào tạo, phòng máy tính, phòng tổ chức sự kiện tại Hà Nội.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Hội thảo du học Philippines 2018 tại hội trường VITD


Thời gian gần đây, các khóa du học Philippines đang thu hút các bạn trẻ tại Châu Âu, Châu Á và cả Trung Đông vì những giá trị to lớn mà nó đem lại cho người học với một chương trình học chất lượng,  môi trường học thuận lợi và mức học phí không thể tuyệt vời hơn.

Sáng nay ngày 26/10, tại hội trường VITD - 25T2 Nguyễn Thị Thập đã diễn ra buổi hội thảo du học Philippines 2018 với sự tham dự của các bậc phụ huynh, học sinh và đại diện các đơn vị tổ chức. Với không gian tiện nghi, trang trọng cùng hỗ trợ nhiệt tình của đôi ngũ nhân viên - kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm cho thuê phòng hội thảo, chương trình thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh hội trường của buổi hội thảo:






Hơn 10 năm trong lĩnh vực cho thuê phòng hội thảoVITD tự tin sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả nhất với nhu cầu của quý khách. Hệ thống phòng hội thảo của chúng tôi rất đa dạng với số lượng từ 10 đến 300 người với các trang thiết bị hiện đại, vị trí trung tâm thuận tiện dễ tìm.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0912 527 631 - 0942 397 535 để được tư vấn miễn phí 24/24.

Một số dịch vụ khác của chúng tôi:



Share:

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Loạn tên gọi các dự án chung cư cao cấp, siêu sang


Theo Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), trên thị trường bất động sản hiện đang xuất hiện tình trạng loạn danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang. HoREA cho rằng, cần chấn chỉnh tình trạng này bởi đây chỉ là thủ thuật câu khách, quảng bá sản phẩm của chủ đầu tư.

Ngày 22/10, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng. Theo đó, Chủ tịch HoREA cho biết, thị trường bất động sản đã xuất hiện tràn lan danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang, gắn với các cụm từ nước ngoài như "Luxury", "Premier", "Hi-end", "Royal"... Đây chỉ là một thủ thuật câu khách, quảng bá sản phẩm của chủ đầu tư. Trong khi trên thực tế, chỉ có một số dự án bất động sản đạt chuẩn cao cấp, hoặc đạt chuẩn khu đô thị kiểu mẫu.


Thậm chí, không ít dự án bất động sản, chung cư cao tầng, căn hộ được chủ đầu tư gắn mác dự án cao cấp, căn hộ hạng sang trong khi chưa hề được Sở Xây dựng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận. Theo quy định tại Khoản 13 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 thì hành vi cung cấp thông tin sai lệch của các chủ đầu tư này đã vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm.

Được biết, Bộ Xây dựng đã có 2 Thông tư về phân hạng nhà chung cư trong 10 năm qua. Mặc dù đã có quy định việc phân hạng và công nhận phân hạng nhà chung cư, song đến nay chưa có chủ đầu tư dự án hoặc ban quản trị nhà chung cư nào lập hồ sơ đề xuất phân hạng nhà chung cư. Bởi vậy, rất cần xem xét lại tính thiết thực của các văn bản pháp luật vì chưa đáp ứng được thực tế, đòi hỏi của thị trường bất động sản và người tiêu dùng về sự minh bạch, trung thực và cạnh tranh lành mạnh.  

Theo văn bản HoREA gửi các cơ quan chức năng, việc phân hạng chung cư sẽ minh bạch trong trường hợp dự án đã xây dựng xong vì khi đó đã có căn hộ thực tế, người mua nhà khó bị lừa. Nhưng đối với căn hộ hình thành trong tương lai được quảng cáo dưới mác chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, người mua nhà rất dễ mua nhầm sản phẩm không đúng như quảng cáo.

HoREA đề xuất cần sửa đổi, bổ sung Thông tư 31/2016 theo hướng sau khi chung cư đã hoàn thành xây dựng và nghiệm thu mới công nhận hạng nhà chung cư cao cấp để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của người mua nhà.

Các dự án nhà chung cư hình thành trong tương lai chỉ được quảng cáo, tiếp thị để huy động vốn với danh xưng dự án chung cư cao cấp trong trường hợp đã có văn bản công nhận đạt tiêu chí này do Sở Xây dựng cấp.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online) 

Share:

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 tại hội trường VITD


Sáng nay ngày 08/10, tại hội trường VITD diễn ra sự kiện Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của công ty  cổ phần Cmistone Việt Nam. Sự kiện đã diễn ra thành công với nhiều nghị quyết được thông qua đánh dấu mốc phát triển vượt trội của công ty.


VITD – Đơn vị chuyên cho thuê phòng hội trường tại Hà Nội. Tại đây khách hàng có thể lựa chọn phòng theo như cầu sử dụng của mình, với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và các phòng có sức chứa từ 10 – 300 người để phục vụ hội họp, sự kiện, họp báo…


Đến với VITD bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất từ: phòng hội thảo, bãi gửi xe, các dịch vụ đi kèm cùng đội ngũ nhân viên của phòng hội thảo Hà Nội chuyên nghiệp tận tình, phục vụ bạn hơn cả sự mong đợi.


Một số dịch vụ của chúng tôi:



Share:

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Hơn 4.000 tỷ đồng quy hoạch đại lộ Vinh - Cửa Lò dài 11,2km


Theo đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đại lộ Vinh - Cửa Lò do đơn vị tư vấn đề xuất, trên chiều dài đại lộ hơn 11km từ Cửa Lò đến TP. Vinh sẽ bố trí tàu điện chạy cạnh tuyến đường bộ.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An vừa tổ chức cuộc họp với đơn vị tư vấn và các sở, ngành để nghe đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đại lộ Vinh - Cửa Lò.


Cụ thể, đại lộ này có chiều dài 11,2km, quy mô nền đường rộng 95m, chạy qua 7 phường, xã của TP. Vinh, huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Không gian đô thị sẽ được chia thành 5 phân khu với chức năng riêng như: Khu vực thương mại, du lịch, giải trí, đào tạo, không gian xanh,...

Theo đồ án quy hoạch, bên cạnh trục giao thông, còn bố trí tàu điện chạy trong dải cây xanh giữa tuyến đường; các ga có vị trí tại trung tâm phân khu để kết nối toàn tuyến, tương lai nghiên cứu phát triển về phía Tây để kết nối với ga đường sắt cao tốc quốc gia.

Về ý tưởng của quy hoạch, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy khá hài lòng nhưng cũng nhắc nhở đơn vị tư vấn cần làm rõ hơn về quy hoạch vỉa hè và giải quyết xung đột giữa các điểm giao cắt trên đại lộ, giữa hệ thống các ga tàu điện.

Còn Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng thẩm định quy hoạch trong năm nay bởi để đưa ý tưởng đồ án thành hiện thực là cả một khối lượng công việc lớn. Sau khi đồ án được UBND tỉnh phê duyệt, Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ ra Nghị quyết để quản lý công tác quy hoạch, triển khai đồ án.

Theo dự kiến, tổng mức đầu tư dự án đại lộ Vinh - Cửa Lò  là 4.157 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Từ năm 2012 đến nay, dự án đã bố trí được 563 tỷ đồng để triển khai giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến.

(Theo VnExpress) 

Share:

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

90 ngày thay đổi cuộc sống với Facebook


Sáng nay ngày 16/10, tại hội trường VITD diễn ra chương trình “90 ngày thay đổi cuộc sống với Facebook” của công ty sáng tạo Á Châu tổ chức. Với không gian tiện nghi, sang trọng cùng sự phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chương trình thành công tốt đẹp.


VITD – Đơn vị chuyên cho thuê phòng hội thảo tại Hà Nội. Tại đây khách hàng có thể lựa chọn phòng theo như cầu sử dụng của mình, với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và các phòng có sức chứa từ 10 – 300 người để phục vụ hội họp, sự kiện, họp báo…

Đến với VITD bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất từ: phòng hội thảo, bãi gửi xe, các dịch vụ đi kèm cùng đội ngũ nhân viên của phòng hội thảo Hà Nội chuyên nghiệp tận tình, phục vụ bạn hơn cả sự mong đợi.

Một số dịch vụ của chúng tôi:


Share:

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đấu giá công khai tài sản liên quan đất đai


Tại phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/10, đề cập đến ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu kể từ năm 2019, phải thực hiện đấu thầu công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thực hiện đấu thầu phải công khai, trong đó gồm cả đất đang cho doanh nghiệp nhà nước thuê hoặc có tài sản sở hữu nhà nước trên đất, chỉ ngoại trừ những trường hợp nhỏ lẻ hoặc giao đất để thực hiện dự án tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình, dự án, hạ tầng quan trọng. "Còn lại tất cả các trường hợp đều phải đấu giá công khai. Nếu cần thiết, để có điều kiện đấu giá thì nhà nước ứng vốn để giải quyết mặt bằng theo tiến độ đền bù, hỗ trợ cho người dân. Và sau khi đấu giá xong thì hoàn trả lại tiền tạm ứng cho ngân sách", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.



Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giá, với cách làm như hiện nay, "nhà nước thất thoát nhiều lắm trong vấn đề đất đai". Vì thế, bà cho rằng nếu làm được việc này, nhà nước sẽ quản lý được tài nguyên quốc gia. "Bây giờ người ta giàu lên là từ cái này thôi, đại gia bất động sản là từ chỗ này thôi. Vì vậy phải đấu giá công khai cái gì liên quan đến đất đai của nhà nước để thu tiền".

"Chứ bây giờ giao đất thu tiền một lần, cho thuê đất thuộc doanh nghiệp nhà nước, rồi theo kiểu thư thế này… không rõ ràng, thất thoát tiền bạc của nhà nước. Thất thoát ở đây không phải là tham nhũng, mà thất thoát là do cơ chế quản lý của chúng ta. Do đó, phải đưa vào nghị quyết kỳ họp hoặc nghị quyết ngân sách để Quốc hội giám sát", Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Cũng trong phiên họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ cần xem lại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về quy định việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, phải tuân thủ theo Luật Ngân sách. "Tôi cho rằng chưa đúng Luật Ngân sách. Do đó, đề nghị trong quý IV/2018 phải sửa đi", bà nói.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, bắt đầu từ năm 2019, tất cả các khoản đều phải thực hiện theo Luật Ngân sách. Khi bàn về tiền thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà nhà nước bán cổ phần, người đứng đầu Quốc hội cũng nói về Nghị định 126 quy định nộp tiền về quỹ hỗ trợ, sắp xếp, phát triển doanh nghiệp và cho ý kiến: "Nội dung này là sai so với Điều 35, 37 Luật Ngân sách Nhà nước. Do đó đề nghị nộp về ngân sách Trung ương đối với các khoản do ngân sách Trung ương đầu tư, ngân sách địa phương đối với các khoản do ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế". Đồng thời, bà Ngân cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi vào nghị quyết phiên họp hoặc nghị quyết ngân sách để Chính phủ chỉnh sửa.

(Theo NDH) 

Share:

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Bộ Xây dựng thừa nhận giá nhà ở không phản ánh đúng giá trị thực


Bộ Xây dựng vừa gửi báo cáo Quốc hội về các vấn đề của ngành, trong đó bao gồm đánh giá về thị trường bất động sản từ năm 2017 đến tháng 6/2018. Cơ quan này cho rằng, giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, đồng thời vượt quá khả năng chi trả của đại bộ phận người dân.
Trong khi đó, giới đầu cơ bất động sản tiếp tục hoạt động công khai, đẩy giá lên cao bằng cách lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, sắp xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... gây bất ổn thị trường.
Cơ quan quản lý cũng nhìn nhận, sự phát triển của thị trường bất động sản vẫn thiếu minh bạch ở tất cả các khâu: quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án cho đến giao dịch bất động sản. Việc thực hiện chưa triệt để quy tắc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Cơ chế xin - cho vẫn tồn tại khi giao dự án nên dễ phát sinh tiêu cực. Bộ cũng cho rằng, sự phát triển của thị trường bất động sản hiện vẫn chưa được các cơ quan nhà nước, nhất là các địa phương quản lý chặt chẽ.
Theo Bộ, cơ cấu hàng hóa bất động sản vẫn chưa hợp lý. Trong đó, Hà Nội và Tp.HCM là hai thị trường lớn nhất đang dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, trong khi nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của nhiều người dân đô thị lại khan hiếm.
Tuy nhiên, Bộ cũng xác nhận, cơ cấu hàng hóa trên thị trường ngày càng có sự đa dạng. Theo đó, bắt đầu từ năm 2015, loại hình căn hộ du lịch (condotel) và biệt thự du lịch (resort) bắt đầu xuất hiện tại các tỉnh thành ven biển nhờ được các địa phương cấp phép đầu tư. Còn tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM..., văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều. Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong số 71 dự án bất động sản được Bộ thẩm định thiết kế cơ sở từ đầu năm 2015 đến nay có khoảng 25.639 căn hộ condotel, officetel... Đó là chưa tính hàng chục nghìn căn condotel, officetel được thẩm định, cấp phép bởi các địa phương theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận rằng hiện nay hợp đồng mua bán còn nhiều điều kiện không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch khiến các giao dịch còn tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho nhà đầu tư và người mua.
Theo số liệu thống kê của cơ quan này, trong 6 tháng đầu năm 2018, thị trường Hà Nội ghi nhận khoảng 8.350 lượt giao dịch thành công, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2017. Tại Tp.HCM, lượng giao dịch cao hơn khi đạt khoảng 9.550 lượt, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm 20/8, toàn thị trường còn tồn kho sản phẩm bất động sản trị giá khoảng 23.700 tỷ đồng. Nếu so với quý I/2013 - giai đoạn đỉnh điểm, tồn kho đã giảm gần 82% (104.856 tỷ đồng). Sản phẩm tồn kho chủ yếu tập trung ở những dự án xa trung tâm, hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu chưa đầy đủ nên không bán được hàng.
(Theo Vnexpress) 

Share:

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Khủng hoảng nhà ở, Hồng Kông tính phương án xây đảo nhân tạo


Để giải quyết chỗ ở cho khoảng 1,1 triệu người dân, Hồng Kông đang dự tính cải tạo 688ha đất ngoài khơi đảo Lantau Island - hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông.

Theo Bloomberg, Hồng Kông đang có kế hoạch cải tạo thêm một số hòn đảo để gia tăng nguồn cung, nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng nhà ở tại thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới này.

Carrie Lam, người đứng đầu chính quyền Hồng Kông cho hay, thành phố này sẽ cải tạo 688ha đất ngoài khơi đảo Lantau Island - hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông. Trong một báo cáo trước đó, chính quyền thành phố này ước tính cần thêm khoảng 675ha đất tới năm 2046.


Bà Lam nhấn mạnh: "Việc tìm thêm đất là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ngay. Chúng ta phải có biện pháp cứng rắn".

Lâu nay, việc cải tạo đất đai để gia tăng nguồn cung nhà ở tại Hồng Kông đã là một phương án gây tranh cãi vì những quan ngại về môi trường. Song, trong bối cảnh giá nhà tại thành phố này đã tăng quá cao, các nhà chức trách buộc phải hành động, thậm chí khi thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều năm tăng giá chóng mặt.

Theo bà Lam, nhằm hạn chế các ý kiến không đồng tình với việc cải tạo đất, hầu hết số đất trên sẽ được dành để xây dựng nhà ở xã hội và khoảng 1,1 triệu người (tương đương 15% dân số hiện tại của Hồng Kông) có thể sống tại các hòn đảo nhân tạo này. Giai đoạn cải tạo đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2025 và năm 2032 người dân có thể bắt đầu chuyển tới đây sinh sống.

Cụ thể, 70% đất mới cải tạo sẽ để xây nhà ở xã hội; đẩy nhanh việc cải tạo các vùng đất hoang hóa cho cư dân sinh sống; tổ chức các chương trình thử nghiệm chia sẻ, đưa đất của các công ty bất động sản vào các dự án để xây dựng cả nhà ở xã hội và nhà ở tư nhân.

Theo một báo cáo mới đây của UBS Group AG, Hồng Kông đang là thành phố có nguy cơ "bong bóng" giá bất động sản lớn nhất thế giới khi giá nhà tăng gần như 15 năm liên tiếp. Tuy nhiên, chi phí vay thế chấp tăng lên nhờ việc chính quyền tăng lãi suất cơ bản lần đầu trong hơn 10 năm qua vào tháng trước, đang bắt đầu giúp hạ nhiệt thị trường địa ốc của Hồng Kông.

(Theo Vneconomy) 

Share:

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Đồng Nai lúng túng khi lập báo cáo giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành


Việc hoàn thiện, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành chậm so với yêu cầu. 

Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo về tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành gửi đại biểu Quốc hội. 

Theo đó, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) đã ký hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi với tư vấn JFV (gồm các đơn vị của Nhật Bản, Pháp, Việt Nam) và theo kế hoạch, đến tháng 7/2019, tư vấn sẽ hoàn thành báo cáo này. 


JFV đang cập nhật nhu cầu giao thông hàng không; thu thập dữ liệu phục vụ phân tích tài chính sơ bộ; dữ liệu làm cơ sở thiết kế quy hoạch vùng trời; nghiên cứu điều chỉnh mặt bằng kiến trúc nhà ga hành khách, điều chỉnh kích thước đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu tàu bay cho phù hợp với các quy định hàng không mới nhất trên thế giới.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng nghiên cứu hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành và quy hoạch thiết kế địa thế cho tổng thể công trình.

Chính phủ đưa ra lộ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2019; trình Quốc hội thông qua dự án vào tháng 10 cùng năm. Thủ tướng sẽ phê duyệt dự án vào tháng 12/2019.

Cũng theo báo cáo, việc hoàn thiện và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng sân bay có dấu hiệu chậm tiến độ so với yêu cầu. Lý do là "pháp luật chưa có quy định cụ thể và việc lập báo cáo khả thi dự án giải phóng mặt bằng chưa có tiền lệ" nên tỉnh Đồng Nai lúng túng.

Theo Bộ Giao thông, phần lớn diện tích đất cần bàn giao để xây dựng sân bay Long Thành là diện tích đất vườn cây cao su của Tổng công ty cao su Đồng Nai và đất của 200 hộ dân.

Tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cắm mốc, kiểm đếm sơ bộ tài sản trên phần diện tích này và làm việc với Tổng công ty cao su Đồng Nai, các hộ dân ... để sớm bàn giao toàn bộ diện tích đất thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng trong năm 2019.

Phần diện tích còn lại của dự án, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục thực hiện để hoàn thành trước năm 2021 theo nghị quyết của Quốc hội.

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng dự án, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội quan tâm, tăng cường giám sát để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc liên quan.

Sân bay Long Thành là công trình có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó giai đoạn một là 114.000 tỷ đồng (5,4 tỷ USD); kế hoạch chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn một. 

Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.

Quy mô dự án là thu hồi đất một lần toàn bộ 5.000 ha để xây dựng sân bay và 364 ha để xây dựng 22 khu tái định cư. Tổng số trường hợp bị thu hồi đất và ảnh hưởng là 4.864 hộ gia đình với 15.557 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất.

Nguyễn Hoài - Đoàn Loan

Share:

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Hà Nội kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề nhà chung cư


Trước thực trạng nhiều người dân bức xúc về vấn đề quản lý, mua bán nhà chung cư, nhà ở xã hội tại các địa phương, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị Đoàn ĐBQH thành phố đề xuất đưa nội dung giám sát việc thi hành Luật Xây dựng, Luật Nhà ở vào chương trình giám sát của Quốc hội.


Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ... TP. Hà Nội trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khóa XIV vào chiều ngày 9/10 vừa qua.
Theo đó, cử tri Thủ đô đề nghị các cấp, các ngành kiên quyết xử lý cán bộ, đảng viên mắc sai phạm; xử lý tình trạng tham nhũng trong công tác cán bộ; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối; quản lý chặt chẽ hàng giả, hàng nhái kém chất lượng…

Phó GĐ Sở KH&ĐT Hà Nội Trần Ngọc Nam - đại diện UBND thành phố kiến nghị Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về một số lĩnh vực như giao thông; phân cấp, ủy quyền thống nhất giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản luật, Nghị định chuyên ngành…

Được biết thời gian qua, người dân khá bức xúc về việc quản lý, mua bán nhà chung cư, nhà ở xã hội tại các địa phương. Trước thực trạng đó, UBND TP. Hà Nội đề nghị Đoàn ĐBQH thành phố đề xuất với QH xem xét đưa nội dung giám sát việc thi hành Luật Nhà ở, Luật Xây dựng vào chương trình giám sát.

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết, các ý kiến, kiến nghị sẽ được chuyển đến QH, các cơ quan của QH để có biện pháp giải quyết. Còn về vấn đề quản lý chung cư, HĐND TP. Hà Nội đã có chương trình giám sát, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành riêng một Nghị quyết.

Tuy vậy, theo ông Hải, nhà ở chung cư sẽ phát triển nhiều hơn khi đô thị ngày càng phát triển, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này, bao gồm cả vấn đề văn hóa ứng xử ở chung cư… Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà chính quyền đô thị cần giải quyết.

(Theo Tiền phong Online)

Share:

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Cho thuê hội trường tổ chức 20/10


Phụ nữ Việt thật đẹp. Cái đẹp ấy trước hết là cái đẹp của tâm hồn, rồi từ đó tỏa sáng trong muôn mặt của đời sống xã hội. Đó chính là cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khó, ác liệt cái đẹp đó càng bừng sáng.

Để tri ân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, VITD với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê hội trường tổ chức sự kiện có những ưu đãi đặc biệt cho quý khách hàng thuê phòng tại những cơ sở chúng tôi cung cấp.  VITD đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng ngày 20/10 nhiều tuyệt vời và tràn đầy ý nghĩa.


Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan như:

  • Hệ thống phòng hội trường đa dạng về số lượng từ 30-300 chỗ gần các trung tâm thương mại Vinmart, khách sạn và nhà hàng sang trọng như Nhà hàng Lã Vọng, Long Phụng , Quán ăn ngon…
  • Hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại
  • Backdrop, standee, LCD cỡ lớn….
  • Ngoài dịch vụ cho thuê hội trường tại hà nội của chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ : teabreak , đặt ăn (cơm tiệc, buffet…), cho thuê xe ô tô đưa đón, in ấn, photo, hỗ trợ tìm địa điểm nghỉ ngơi cho khách hàng, cung cấp lễ tân, MC, PG, ca sĩ chuyên nghiệp để sự kiện của quý khách được diễn ra thuận lợi nhất.
Một số hình ảnh phòng hội trường tổ chức sự kiện:






Với kinh nghiệm làm nhiều chương trình trước đây công ty VITD có rất nhiều ý tưởng mới lạ và theo kịp xu hướng để hỗ trợ khách hàng. Để làm cho buổi lễ được trở nên sôi động và cuốn hút.

Một số dịch vụ khác của chúng tôi:
Hãy liên hệ sớm với VITD để nhận được ưu đãi nhé!

Share:

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của công ty cổ phần Cmistone Việt Nam


Ngày 08/10/2018, tại hội trường VITD Hoàng Đạo Thúy. Công ty cổ phần Cmistone Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Cuộc họp đã diễn ra thành công với nhiều nghị quyết được thông qua đánh dấu mốc phát triển vượt trội của công ty.

Sau đây là một số hình ảnh về đại hội tại hội trường cho thuê vitd:






Đơn vị tổ chức:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng hội trường, hội thảo…. Ngoài ra, chúng tôi còn phục vụ Quý khách đầy đủ các dịch vụ đi kèm: Teabreak ( ăn nhẹ giữa giờ), ăn trưa, in ấn, thi công backdrop, banner, cho thuê xe ô tô đưa đón, hoa tươi, lễ tân đón tiếp…

Tầng 3-25T2 Nguyễn Thị Thập, phố Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, HN.

HOTLINE: 0912 527 631 – 0942 397 535


Share:

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Hà Nội: Rà soát, điều chỉnh danh mục biệt thự cũ trên địa bàn thành phố


Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 218/TTg-CN ngày 12/02/2018 về việc điều chỉnh danh mục biệt thự cũ trên địa bàn TP. Hà Nội, mới đây, Bộ Xây dựng đã có Văn bản báo cáo Thủ tướng Chính Phủ.

Cụ thể, căn cứ báo cáo của UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 234/BC-UBND ngày 24/8/2017 về việc thực hiện theo Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND TP. Hà Nội và Văn bản số 3845/UBND-ĐT ngày 21/8/2018 về quá trình quản lý, sử dụng đối với 41 biệt thự trên địa bàn TP. Hà Nội thì trên địa bàn thành phố có 141 biệt thự đưa ra khỏi danh mục biệt thự, trong đó có 41 biệt thự cần kiểm tra, rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả rà soát và kiểm tra thực trạng nhà biệt thự trên địa bàn thành phố cho thấy: Có 1 biệt thự số 5B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng (hiện trạng vẫn là biệt thự) đã được Chính phủ cho phép bán cho gia đình ông Trần Đăng Khoa theo quy định của Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 01/7/2017 của Chính phủ; 8 biệt thự (số 36 Bà Triệu, số 53 Bà Triệu, số 8 Tràng Thi, số 15B Tràng Thi, số 16-18 Tràng Thi, số 38-40 Lê Thái Tổ, số 48 Lê Thái Tổ, số 8 Lê Trực) không phải là biệt thự vì là công trình kiến trúc khác, nhà cổ.


Bên cạnh đó, còn có 32 biệt thự đã phá dỡ, cải tạo, xây dựng mới để làm trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị gồm: Số 3 Phan Huy Chú, số 66B Trần Hưng Đạo, số 59 Lý Thái Tổ, số 18B Lê Thánh Tông, số 83 Trần Hưng Đạo, số 20 Phan Bội Châu, số 85 Trần Hưng Đạo, số 72 Quán Sứ, số 2 Hai Bà Trưng, số 40 Thợ Nhuộm, số 25 Ngô Quyền, số 14 Trần Hưng Đạo, số 34 Lý Thái Tổ, số 30 Lý Thường Kiệt, số 105B Quán Thánh, số 3 Nguyễn Thượng Hiền, số 107 Quán Thánh, số 35 Điện Biên Phủ, số 30 Hàng Chuối, số 3-5 Hòa Mã, số 210 Trần Quang Khải, số 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, số 70 Trần Hưng Đạo, số 86 Nguyễn Du, số 96 Trần Hưng Đạo, số 17 Thể Giao, số D11B Giảng Võ, số 66 Thợ Nhuộm, số 3 Quang Trung, số 74 Nguyễn Du, số 44 Nguyễn Du, số 13 Thụy Khuê.

Ngoài ra, báo cáo của UBND TP. Hà Nội về việc điều chỉnh danh mục biệt thự ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 về Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn TP. Hà Nội đã được HĐND TP. Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017. Cụ thể, HĐND TP. Hà Nội đã xác định đưa 40 biệt thự ra khỏi danh mục quản lý biệt thự vì thực trạng không phải là nhà biệt thự hoặc thực tế hiện nay nhà biệt thự đã bị phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại.

Qua kết quả kiểm tra cụ thể cho thấy, các cơ sở nhà đất này hiện nay đều thuộc sở hữu Nhà nước và đang được giao cho các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng; UBND TP. Hà Nội xem xét, quyết định việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại các biệt thự này. Cụ thể, trong số 40 biệt thự cần rà soát thì có 08 cơ sở nhà đất là công trình kiến trúc khác, nhà cổ (không đáp ứng tiêu chí là nhà biệt thự) và 32 biệt thự đã được cải tạo, xây dựng lại và không còn đáp ứng tiêu chí về nhà biệt thự (hầu hết các công trình này sau khi cải tạo, xây dựng lại đều đã thay đổi kiến trúc biệt thự cũ, không có sân vườn và đã được xây dựng thành hội trường, nhà cao tầng, nhà làm việc…).

Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội báo cáo về việc biệt thự đã bị phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại (về về quy hoạch kiến trúc, nhu cầu sử dụng, việc cho phép phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại, việc quản lý, bố trí sử dụng sau khi xây dựng lại...).

(Theo Báo Xây dựng Online) 


Share:

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ cần 25.000 tỷ đồng


Tại buổi công bố quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho hay, để thực hiện đầu tư các hạng mục công trình cải tạo, mở rộng đạt công suất 50 triệu lượt hành khách/năm như quy hoạch điều chỉnh sẽ tốn khoảng 25.000 tỷ đồng.

Ngày 31/8/2018, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tổng diện tích đất được quy hoạch là 791ha (không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó phần diện tích sân bay hiện hữu là 545,1ha.


Để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, bên cạnh việc cải tạo, mở rộng 2 nhà ga hiện hữu (T1 và T2) nâng công suất lên 30 triệu lượt hành khách/năm thì sẽ xây thêm một nhà ga mới (T3) công suất 20 triệu HK/năm.

Ngoài ra, cũng bổ sung 3 đường lăn song song, 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga mới (T3) và sân đỗ phía Nam đáp ứng 56 vị trí, nâng tổng sân đỗ lên 106 vị trí…

Tại buổi công bố điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương bắt tay vào thực hiện quy hoạch, nhằm đảm bảo đến năm 2022 cơ bản sẽ hoàn thành các hạng mục chính nhằm đáp ứng công suất phục vụ 50 triệu hành khách/năm. Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, tổng vốn đầu tư thực hiện các hạng mục công trình theo nội dung quy hoạch ước khoảng 25.000 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng).

Theo thứ trưởng, mặc dù công suất thiết kế sân bay Tân Sơn Nhất đạt 50 triệu hành khách/năm, nhưng thực tế vẫn có thể khai thác hơn 55 triệu hành khách/năm. Sau khi cải tạo, mở rộng, Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn được duy trì xuyên suốt song hành với sân bay Quốc tế Long Thành.

“Hiện nay, tiến độ triển khai dự án xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành tại Đồng Nai vẫn đang được Bộ GTVT kiểm soát chặt chẽ. Dự kiến tháng 10/2019 sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư giai đoạn 1 dự án sân bay Quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự kiến sân bay này sẽ được xây dựng hoàn thành vào năm 2025 như lộ trình đã được Quốc hội thông qua”, thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.

Trước đó, từ tháng 9/2015, Bộ GTVT đã có phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với nhiều hạng mục được triển khai nhằm đáp ứng 25 triệu hành khách/năm.

Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau (năm 2016) thì lượng khách qua sân bay đã vượt khả năng quy hoạch đến năm 2020 (đạt 32 triệu lượt khách năm 2016).

Đến năm 2017, sự quá tải tiếp tục được đẩy lên cao khi lượng khách đạt 36 triệu lượt – tức vượt quy hoạch đến năm 2020 (được phê duyệt năm 2015) là 44%. Ngày 31/8 vừa qua, Bộ GTVT một lần nữa có quyết định định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm.

(Theo Lao động Online)

Share:

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Chương trình đào tạo bán hàng online "Gia tăng lợi nhuận" tại hội trường 25T2 Nguyễn Thị Thập


Sáng ngày 29/9, tại hội trường VITD diễn ra chương trình đào tạo bán hàng online “Gia tăng lợi nhuận” của Taki tổ chức. Với sự hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên kỹ thuật, chương trình thành công tốt đẹp.


VITD – Đơn vị chuyên cho thuê phòng hội trường tại Hà Nội. Tại đây khách hàng có thể lựa chọn phòng theo như cầu sử dụng của mình, với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và các phòng có sức chứa từ 10 – 300 người để phục vụ hội họp, sự kiện, họp báo…


Đến với VITD bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất từ: phòng hội thảo, bãi gửi xe, các dịch vụ đi kèm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình, phục vụ bạn hơn cả sự mong đợi.

Một số dịch vụ của chúng tôi:


Share:
Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blog Archive

Số lượt xem tuần trước